Văn mẫu lớp 9

Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Vì tính cách mạnh mẽ, nên Thu ương ngạnh không chịu nhận ông Sáu là cha. Lần đầu tiên, khi nhìn thấy cha, bé Thu sợ hãi đến hét toáng lên và bỏ chạy. Đó là một điều đương nhiên khi trẻ con thấy người lạ khi vồ vập mình, hơn nữa, người lạ đó lại có vết sẹo rất đáng sợ. Nhưng mấy ngày sau, mặc mọi cố gắng gần gũi con của ông Sáu mà nó vẫn không chịu nhận cha thì chứng tỏ nó rất ương ngạnh. Nó không chịu gọi ông Sáu là “ba” mà chỉ gọi trống không khi mời ông vào ăn cơm hay khi nó muốn nhờ ông chắt nước nồi cơm đang sôi giùm cũng vậy. Bị dồn vào thế bí, nó vẫn không chịu gọi một tiếng “ba” mà thay vào đó cố nghĩ cách để chắt nước cơm và không cần giúp đỡ thì thật là đáo để. Không những vậy nó còn phản ứng quyết liệt: hất miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu ân cần gắp cho nó. Khác những đứa trẻ khác, bị đánh nó không khóc, mà chỉ lẳng lặng gắp miếng trứng vào bát cơm rồi bỏ đi sang bà ngoại.

Thực ra, sự phản ứng mạnh mẽ của bé Thu càng chứng tỏ nó rất yêu cha, nó không chịu nhận ông Sáu là cha chính là vì nó yêu cha nó sâu sắc. Sống trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt, gia đình bị chia cắt, Thu chỉ biết cha qua tấm hình chụp chung với má. Khao khát mong gặp cha, nó hằng ngày ngắm cha trong ảnh. Nó quá nhỏ để hiểu được sự tàn nhẫn của chiến tranh, mà người lớn trong nhà lại không ai giải thích cho nó. Từ trước đến giờ nó chỉ yêu người cha trong ảnh, vì thế nó không chấp nhận “người đàn ông lạ mặt dám nhận là ba nó”, càng yêu ba của mình, nó càng xa lánh ông Sáu là nó có suy nghĩ riêng à không phải là không hợp lí.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Không chấp nhận ông Sáu là ba, Thu có thái độ và hành động phản ứng rất quyết liệt; đến khi được bà giải thích về vết sẹo trên mặt ông Sáu, nó hiểu ra ông chính là cha mình thì tình cảm nó bộc lộ cũng rất mãnh liệt. Nghe bà nói nó ân hận không ngủ được, còn “thở dài như người lớn”. Hôm sau về nhà thấy mọi người vây quanh ba nó “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Yêu ba nên nó vô cùng đau lòng khi làm ba nó buồn suốt mấy ngày phép ngắn ngủi, bây giờ ba phải đi rồi, nó chẳng thể chuộc lỗi. Nó chỉ có thể nhìn ba nó từ xa mà không dám lại gần vì nó biết, nó đã làm ba nó đau đớn rất nhiều.Phải đến lúc ba nói với nó: “Thôi! Ba đi nghe con?” thì nó mới như bừng tỉnh, kêu thét lên:

Ba…a…a…ba!

Tiếng gọi như xé lòng của nó dường như đã được ém giữ rất lâu rồi, giờ nó trào dâng ào ạt, nó chạy đến, nhanh như một con sóc, nó nhảy lên, ôm chặt lấy ba nó, nó xúc động mạnh đến mức làn tóc tơ sau gáy dựng đứng lên. Nó hôn cùng khắp và áp vào khuôn mặt cha, hôn rất lâu lên vết sẹo trên má. Khi nghe ba dỗ “Ba đi rồi ba về với con”, nó hét lên: “Không!”. Nó sợ ôm bằng tay chưa chắc, nên “dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó”.Tình yêu cha của con bé tám tuổi mạnh mẽ đến lay động cả gian nhà, làm bà con xung quanh không ai cầm được nước mắt.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê

Tình cha con trong chiến tranh thật éo le, éo le đến đau lòng. Mong mãi con mới gọi một tiếng “ba” thì ông Sáu lại phải đi, trong lòng ông chắc nặng trĩu nỗi thương con, bởi ông yêu con vô cùng sâu đậm.

Ông Sáu – một cán bộ thoát li đi kháng chiến, suốt tám năm xa con na được về thăm con ông xiết bao mong được sống mấy ngày thật hạnh phúc bên con. Nào ngờ, khi được gặp con, ông Sáu hồi hộp, sung sướng bao nhiêu, thì lại đau khổ bấy nhiêu, khi con bé cứ xa lánh ông. Ba ngày tiếp, ông càng săn đón, con bé lại càng lảng tránh, đau xót trong lòng không khóc được ông chỉ đành cười, những nụ cười ra nước mắt. Nỗi đau bị dồn nén, đẩy lên quá mức khi ông gắp cái trứng cá cho con và bị nó đẩy ra làm cơm bắn tung tóe. Phản ứng bất ngờ của con bé khiến ông không kịp suy nghĩ mà đánh con. Ông đánh nó không phải vì ông giận nó mà vì ông quá yêu nó, nên ông không làm chủ được hành động của mình trước phản ứng quá quắt của con bé. Đến khi phải chia tay con, ông vừa thương vừa sợ bị con phản ánh lần nữa thì ông càng đau lòng thêm, nên ông không dám vồ vập con nữa. Tình thương con được thể hiện tập trung, sâu sắc khi ông trở về khu căn cứ. Càng nhớ con ông càng day dứt, ân hận vì đã đánh con và ông càng nhớ lời con trước lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.Ông muốn làm chiếc lược cho con dường như để chuộc lỗi lại dường như để tỏ lòng thường yêu con vô hạn. Tác giả đã dành cả một đoạn văn dài miêu tả tỉ mỉ việc ông Sáu làm cây lược cho con. Nỗi nhớ con, tình yêu con bộc lộ trong từng cử chỉ nhỏ: từ việc ông vui như đứa trẻ khi xin đước miếng ngà voi, đến việc ông tỉ mỉ gọt giũa từng chiếc rang lược, chuốt cho thật nhẵn bóng,… Số rang lược càng tăng lên thì nỗi ân hận giảm đi, niềm hạnh phúc dâng lên và lòng mong mỏi được gặp lại con để tận tay trao cho con chiếc lược càng nhiểu. Chiếc lược ngà đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng, một biểu tượng đẹp của tình cha con sâu nặng, bất tử.

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

One Comment

Post Comment