Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
I- Tìm hiểu chung
Tác giả
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất năm 1989, là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông sinh ra ở làng Văn Thái, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
Sự nghiệp văn học: Năm 1960, ông viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( 1983), Bến quê ( 1985),…
Ông được xem là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những cây bút trẻ tài năng về sau.
Tác phẩm
Được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 8/1983. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước ta dành được độc lập thống nhất hai miền Nam- Bắc. Trong bối cảnh, toàn đảng toàn dân cùng nhau chung tay xây dựng đất nước, thế nhưng những hậu quả tàn cuộc từ cuộc chiến tranh để lại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân.
II- Phân tích tác phẩm
Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
Phát hiện thứ nhất: bức tranh tuyệt mĩ của cảnh biển trong buổi sớm bình minh.
Trong chuyến đi công tác được giao nhiệm vụ từ anh Trưởng phòng, nghệ sĩ phùng đã tìm đến vùng biển để tìm những tấm ảnh cho bộ lịch năm mới.
Sau bao ngày lặn lội, tìm được những bức ảnh đẹp nhất, anh đã nhìn thấy được một vẻ đẹp trời cho: một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ, cùng “ mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe”, “ vài bóng người lớn lẫn trẻ con” in trên nền cảnh ấy.
Bao quát toàn bộ khung cảnh của bức tranh được bố trí hài hòa bởi một màu xanh toàn bích.
Tác giả cảm thấy xúc động biết bao nhiêu, cảm thấy bối rối, trái tim thắt lại. Lần đầu tiên và cũng có thể là lần duy nhất trong cuộc đời, Phùng bắt gặp cái đẹp đỉnh cao của nghệ thuật.
Phát hiện thứ hai: Về hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, trái ngược với những vẻ đẹp được trưng diện bởi thiên nhiên.
Phía sau một chiếc thuyền ẩn hiện sau lớp sương sớm, là một người phụ nữ thô kệch, xấu xí, mặt giỗ chằng giỗ chịt. Tấm áo của mụ bạc phơ bạc phếch vì nắng gió miền biển.
Tính cách:
+ Cam chịu, nhẫn nhục: Tuy bị một người đàn ông to kệch, nồng nặc mùi rượu đánh đập, quát mắng nhưng mụ vẫn không hề phản kháng, chạy trốn.
+ Thằng con trai tuy mọi ngày hiền lành, nhưng khi nhìn bố đánh mẹ, liền cầm một con dao lăm lăm chạy đến chỗ bố nó liền bị bố nó đánh một cái ngã lăn. Mụ vì không muốn con vướng vào lòng lao lý, liền ra sức van lạy.
+ Mụ còn là một người giàu lòng tự trọng: Có những lần, mụ van xin chồng đánh thì hãy đánh trên bờ, vì không muốn những đứa con của mụ trông thấy cảnh tượng tệ hại ấy. Mụ cảm thấy đau đớn, xấu hổ khi bị thằng phác và Phùng bắt gặp.
+ Tuy nghèo khổ, suốt ngày cắm mặt tận tụy phục vụ chồng con, lênh đênh trên mặt biển nhưng mụ vẫn thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng thương con. Mụ là người đàn bà điển hình cho những người phụ nữ Việt nam giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Thông qua câu chuyện ấy, nghệ sĩ Phùng càng vỡ lẽ ra rất nhiều câu chuyện của cuộc đời. Cuộc sống không chỉ toàn màu hồng, mà trên khuôn hình rạng rỡ ấy, phía sau đó là biết bao con người đang phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, đau khổ.
Câu chuyện của người đàn bà tại tòa án.
Miêu tả về người chồng:
+ Từ một người con trai tuy cục tính nhưng hiền lành.
+ Do suốt ngày phải lo toan bởi đồng tiền bát gạo, những áp lực cuộc sống đè nặng lên vai của người đàn ông trụ cột ấy khiến cho ông trở thành một con người bê tha, cục cằn.
+ Ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, lại trở thành người gây ra rất nhiều vết thương lòng cho những người trong gia đình.
Sau khi bắt gặp cảnh người đàn ông vũ phu với vợ, người nghệ sỹ chân chính ấy đã muốn giúp người phụ nữ. Anh đã về nói với người bạn của mình là chánh án Đẩu, kêu chị ta từ bỏ người chồng của mình.
Thế nhưng, sau khi nghe câu chuyện chia sẻ về gia đình của mụ, dù đau đớn nhưng quyết xin không bỏ chồng vì người đàn bà ấy tin rằng: mụ cần một người đàn ông để chèo lái con thuyền cuộc đời, những đứa con của mụ không thể không có cha.
Phùng và người bạn nhận ra rằng: họ cần phải học tập người đàn bà áy rất nhiều. Họ chỉ mới tiếp cận, sống với cái đẹp mà chưa nhìn nhận hết được những vẻ đẹp nội tâm thực sự của con người.
Kết thúc câu chuyện, người đàn bà ra về, len lỏi vào trong đám đông. Còn nghệ sĩ Phùng mang bức ảnh về làm lịch đầu năm. Cứ mỗi lần nhìn vào bức ảnh ấy, anh lại nhìn thấy bóng dáng của người phụ nữ làng chài năm xưa như một đốm lửa hồng rực cháy trong cuộc đời.
III- Tổng kết
Cách kể chuyển chân thật, thông qua nhân vật Phùng càng trở nên có sức thuyết phục và tiếp cận trái tim độc giả.
Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt
Gửi gắm đến độc giả những bài học ý nghĩa về cuộc sống: dù nghèo đói hay khổ đau, vẫn luôn cần có niềm tin vào cuộc sống.
Tôn vinh giá trị phẩm chất của những người phụ nữ Việt nam: luôn xứng đáng với bốn chữ “ Công- dung-ngôn-hạnh.